Vụ khủ‌ng b‌ố 11-9: Đâu là sự thật?

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 12-9 năm nay, khán giả kênh truyền hình Channel 1 của Nga được xem bộ phim tài liệu 11-9: Điều tra từ tọa độ 0 của nhà chính luận Ý Julietto Kieza, một đại biểu Liên hiệp châu Âu. Bộ phim lột trần và phủ nhận kiến giải chính thức mà Chính phủ Mỹ đã đưa ra
Vụ khủ‌ng b‌ố 11-9: Đâu là sự thật?
Hình ảnh máy bay đâm vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 11-9-2001

Trước đây, đã có những phim gai góc nói về sự kiện 11-9 như: Confronting evidence của Jimmy Walter và Loose change của Dylan. Và nay, 11-9: Điều tra từ tọa độ 0 là một phim khác nữa – để làm gì chứ? Kieza tin tưởng: “Ở các bộ phim trước, người ta mới chỉ bắt tay thực hiện điều chúng tôi đã làm được. Họ đặt câu hỏi nhưng không đưa ra được câu trả lời thuyết phục”.

FBI không buộc tội Bin Laden

Trên thực tế, ngay từ những phút đầu tiên, 11-9: Điều tra từ tọa độ 0 gây kinh ngạc cho một số chuyên gia có uy tín thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: vật lý, hóa học, hàng không, ngoại giao. Ngay từ đầu, bộ phim đưa ra một sự kiện lạ lùng: Trên website của FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ), Osama Bin Laden được liệt vào danh sách những tay khủ‌ng b‌ố nguy hiểm nhất, nhưng y lại không bị buộc tội trong vụ khủ‌ng b‌ố ngày 11-9, bất chấp chính bản thân y đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ khủ‌ng b‌ố kinh hoàng này. Trước những câu hỏi gây hoang mang, FBI thoái thác: “Không có đủ chứng cứ”.

Sau này, Varlamova, phóng viên Báo Tuần lễ của Nga, nghiên cứu sâu những mâu thuẫn và những điểm không thích hợp trong cách kiến giải chính thức do viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ đưa ra năm 2006. Lối kiến giải này được phân tán khắp nơi như căn nhà nhỏ bằng giấy carton dưới trận bão chứng cứ - do các nhà chuyên môn đưa ra - đầy thuyết phục mang tính dọa dẫm. Dĩ nhiên, các tác giả của bộ phim không phải là cơ quan điều tra, họ còn mơ hồ về câu chuyện này, nhưng... Sau khi xem phim, chỉ người ủng hộ Tổng thống Bush một cách kiên quyết nhất mới bảo vệ tính chân thực của Chính phủ Mỹ như trước đây. Còn đối với những người theo chủ nghĩa hoài nghi, đó là những khoảnh khắc sáng tỏ nhất.

Thép chảy rơi, sao giấy còn nguyên?

Trong cách kiến giải chính thức do viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ đưa ra ngay từ đầu, người ta đã trình bày cái gọi là “lý thuyết sụp đổ bánh kếp”: Các kết cấu bằng thép yếu đi vì cú va đập của máy bay và lửa cháy, sau đó chúng phải chịu sức nặng của các tầng lầu trên và bị xếp lại với nhau như chồng bánh kếp.

Thế nhưng, đây mới là điều khó hiểu: Nhiệt độ của đám cháy quá thấp, không đủ để thép rời ra hoặc bị mềm đi. Ngoài ra, các nhà khoa học (trong phim, chính họ nói về điều đó) bị chấn động vì tốc độ sụp đổ nhanh chóng không thể tin được của hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York – gần như là tốc độ rơi tự do, mặc dù lực cản của các tầng lầu không bị trực tiếp gây tổn hại chắc hẳn đã phải làm chậm quá trình này lại. Theo lời của Nasis Mossadeq Ahmed, chuyên gia của Trường Đại học Susse‌ּx (Anh), tòa nhà cứ như bị rỗng ở bên dưới, chứ không phải là cấu trúc bằng thép vững chắc. Vì sao vậy?

Với Lầu Năm Góc, không phải tất cả đều đơn giản như vậy. Theo kiến giải chính thức, chiếc Boeing 757 của Hãng Hàng không American Airlines đã đâm vào tòa nhà. Vấn đề là ở chỗ, chiếc máy bay này đã biến đi đâu bởi vì tại nơi xảy ra thảm họa, người ta không thấy một mảnh vỡ nào của nó. Chẳng lẽ nó có thể tan biến vào trong không khí hay sao? Và cả lỗ thủng 5 m, được cho là do chiếc Boeing – với sải cánh 38 m, chiều cao 13,5 m - đâm vào tạo nên, cũng gây ra những mối nghi ngờ nào đó. Các chuyên gia đã đi đến một kết luận gây choáng váng: Boeing – hoàn toàn không phải là Boeing. Máy bay nào có khả năng thực hiện những cuộc diễn tập cần thiết cho chiến dịch như vậy?

Một điểm nữa, chính quyền Mỹ đã thông báo: Người ta tìm thấy hộ chiếu của một trong những tay cướp máy bay, Mohamed Atta (sinh năm 1968). Điều này đã xảy ra sau tuyên bố rằng tất cả đã bị lửa thiêu hủy. Ở một nơi ngay cả thép còn phải rời ra, không hiểu vì sao giấy thì còn nguyên vẹn.

Ngoài ra, theo kiến giải chính thức, những tên cướp máy bay đó đều theo một phái cấp tiến của đạo Hồi – Salafism. Nhưng Mohamed Atta hoàn toàn không phải là người theo trào lưu chính thống. Y thường xuyên uống rượu và chơi cocain. Đó không phải là điểm điển hình đối với những kẻ ngoan đạo.

Theo Izvestia, điều chính yếu các tác giả bộ phim muốn chứng minh là: Không nên tin bất cứ ai qua lời nói của họ.

Julietto Kieza, tác giả 11-9: Điều tra từ tọa độ 0

Hơn một nửa người Mỹ nghi ngờ...

Tôi mất 6 năm cho bộ phim này, còn việc quay phim bắt đầu từ năm 2005. Phim đã được chiếu tại một cuộc liên hoan quốc tế ở Rome, khán giả phản ứng rất tích cực. Sự thật là sau đó, tôi bị báo chí tấn công. Trước hết, tờ La Republica và Corierre della Sera buộc tội tôi và đội ngũ của tôi rằng chúng tôi âm mưu làm mất thể diện Chính phủ Mỹ. Sau lần chiếu tại liên hoan, không một ai trong giới truyền thông Ý đồng ý quảng cáo bộ phim. Còn các phương tiện truyền thông đại chúng Mỹ tỏ vẻ thờ ơ. Tuy nhiên, cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng hơn một nửa người Mỹ nghi ngờ lối kiến giải chính thức.

Chúng tôi cố gắng nói rất ít trong phim, mà dành cho các nhân chứng, các nhà quan sát và các chuyên gia phát biểu, người Mỹ và cả người châu Âu. Chúng tôi quay phim ở Chicago, New York, Washington và một số bang miền Nam nước Mỹ. Tài liệu chúng tôi thu thập được dài hơn 70 giờ.

Vẽ lại toàn bộ bức tranh vụ khủ‌ng b‌ố ấy là điều không thể, bởi tất cả mọi tài liệu đều giữ bí mật. Thế nhưng, điều hoàn toàn chính xác là chúng tôi đã có thể chứng minh được rằng kiến giải chính thức của Chính phủ Mỹ là giả tạo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật